Khi sở hữu một khoản vay, mọi khách hàng vay đều hi vọng mình luôn trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên vì nhiều lí do về vấn đề tài chính cá nhân, đôi khi nhiều người vẫn để xảy ra nợ quá hạn. Vậy nợ quá hạn là gì và cách tính nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào là chủ đề “nóng” mà hầu hết mọi khách hàng đều quan tâm để tìm ra câu trả lời. Bài viết hôm nay 123VAY sẽ giúp bạn giải đáp cách tính nợ quá hạn của ngân hàng chính xác nhất!
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là các khoản thanh toán muộn, chậm hơn so với thời hạn quy định trên hợp đồng vay tại thời điểm ký kết. Khi để nợ quá hạn xảy ra, người vay sẽ phải trả thêm một khoản lãi quá hạn và phí phạt, các khoản tiền này cộng vào số tiền nợ quá hạn của tháng đó. Đồng thời, việc có nợ quá hạn sẽ khiến khoản vay bị liệt kê vào danh sách nợ xấu ngân hàng và có tên trên hệ thống CIC.
Các loại nợ quá hạn
Nợ quá hạn chia thành 5 nhóm: từ 1 đến 5 theo mức độ nghiêm trọng của khoản nợ và thời gian khách hàng trả nợ chậm. Trong đó, thời hạn của từng nhóm nợ như sau:
- Nhóm 1: từ 1 đến 10 ngày
- Nhóm 2: từ 11 đến 90 ngày
- Nhóm 3: từ 91 đến 180 ngày
- Nhóm 4: từ 181 đến 360 ngày
- Nhóm 5: Trên 360 ngày
Nhóm 1 và 2 được xem là nợ quá hạn an toàn, nhóm 3,4,5 là nhóm nợ xấu khó đòi, đặc biệt nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn rất cao. Để tránh những rủi ro mất vốn, các ngân hàng đều có cách tính nợ quá hạn vô cùng chuẩn xác và kỹ càng.
Công thức cách tính nợ quá hạn của ngân hàng
Các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đều áp dụng chung một công thức cho cách tính nợ quá hạn của ngân hàng như sau:
- Nợ quá hạn = số tiền trả chậm + lãi quá hạn
- Trong đó, lãi quá hạn = số tiền trả chậm * thời gian trả chậm * 10%
Nếu để có nợ quá hạn, giờ đây số tiền bạn cần trả để thanh toán cho khoản vay sẽ tăng lên so với ban đầu. Vì thế để tất toán toàn bộ khoản vay, thì nợ cần trả hiện tại sẽ là:
- Nợ cần trả = Nợ gốc + Lãi trên nợ gốc + Nợ quá hạn
Quy định về cách tính nợ quá hạn của ngân hàng
Từ các công thức trên, ngân hàng quy định riêng cách tính nợ quá hạn đối với từng loại khoản vay: vay có lãi và vay không lãi. Cụ thể, vay không tính lãi sẽ được tính nợ quá hạn dựa trên luật Dân sự năm 2015 (khoản 4 điều 466) quy định bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi 10%/năm với số tiền chậm và thời gian trả chậm tương ứng, với công thức dưới đây:
- Lãi quá hạn = số tiền trả chậm * thời gian trả chậm * 10%
- Nợ quá hạn = tiền trả chậm + lãi quá hạn
Đối với các khoản vay có tính lãi mà đến hạn không trả đủ thì cách tính sẽ chia thành 2 loại tiền lãi: lãi đúng hạn và lãi quá hạn, ngoài ra lãi suất quá hạn cũng được tính trên cả nợ gốc và nợ lãi:
- Lãi đúng hạn = Lãi suất trên hợp đồng vay * số tiền dư nợ gốc * thời gian vay
- Lãi gốc quá hạn = dư nợ gốc * lãi suất ban đầu * 150% * thời gian trả chậm
- Lãi trên lãi quá hạn = lãi đúng hạn chưa trả * thời gian quá hạn* 10%
Ví dụ cụ thể về cách tính nợ quá hạn của ngân hàng
Với các công thức ở trên có lẽ nhiều người vẫn cảm thấy khá hoang mang vì chưa hiểu cụ thể về cách tính nợ quá hạn củangân hàng ra sao. Vì thế, chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung hơn:
Trường hợp 1: Vay không tính lãi
Ví dụ, bạn vay một khoản tiền là 100 triệu đồng không tính lãi, trong thời hạn 6 tháng. Sau 6 tháng nếu không trả nợ được, số tiền nợ quá hạn sẽ được tính là:
- Nợ quá hạn = 100.000.000 * 10% * 0,5 năm = 5.000.000
- Số tiền cần trả = 100.000.000 + 5.000.000 = 105.000.000
Trường hợp 2: Vay có tính lãi
Ví dụ, bạn vay 100 triệu đồng với lãi suất 10%/năm, trong thời hạn 6 tháng. Nếu sau 6 tháng không trả nợ được, số tiền nợ quá hạn sẽ được tính như sau:
- Lãi đúng hạn = 10% * 100.000.000 * 0,5 năm = 5.000.000
- Lãi gốc quá hạn = 100.000.000 * 10% * 150% * 0,5 năm = 7.500.000
- Lãi trên lãi quá hạn = 5.000.000 * 10% * 0,5 năm = 250.000
- Vậy tổng số tiền nợ quá hạn trong trường hợp này là 7.500.000 + 250.000 = 7.750.000
- Số tiền cần phải trả để thanh toán hết nợ trong trường hợp này là 100.000.000 + 5.000.000 + 7.750.000 = 112.750.000
Lưu ý để không bị nợ quá hạn của ngân hàng
Nợ quá hạn xảy ra đa phần do vấn đề tài chính của người đi vay bị thâm hụt trong một khoảng thời gian nhất định. Do dòng tiền thu nhập bị ảnh hưởng, người vay không thể có khả năng chi trả cho khoản nợ trong tháng. Để tránh rủi ro của việc dính nợ quá hạn, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Vay số tiền vừa đủ, không quá lớn để đảm bảo bạn có khả năng chi trả khoản nợ trong những thời điểm có nguồn thu ít nhất
- Luôn chủ động kiểm soát chi tiêu hàng tháng, không để vượt hạn mức để tránh bội chi dẫn tới thiếu hụt tiền trả nợ
- Luôn có khoản tiết kiệm để phòng trừ những lúc khó khăn, có sự việc cần tiền đột xuất. Lí do này chiếm phần lớn trong các khoản nợ khó đòi, do người vay gặp vấn đề đột xuất cần số tiền lớn, từ đó không có khả năng chi trả khoản vay.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ cách tính nợ quá hạn của ngân hàng ra sao và đưa ra một số ví dụ rất quen thuộc để các bạn dễ hình dung nhất. Hiểu được điều này, bạn càng nên cố gắng tránh xảy ra nợ quá hạn, vừa là đảm bảo khả năng tài chính vừa củng cố lịch sử tín dụng sau này. Còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay 123VAY để được giải đáp nhé!
Xem thêm bài viết liên quan
- Các nhóm nợ xấu
- Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào thấp nhất
- Làm lại the atm vietcombank online
Để lại một bình luận